Cách lắp cửa kính thủy lực không quá phức tạp. Chỉ cần hiểu được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của cửa, là chúng ta có thể tự tin tháo lắp cửa khi cần, mà chưa cần đến sự trợ giúp của thợ kỹ thuật.
-
Cấu tạo cửa kính thủy lực gồm những gì?
Cửa kính thủy lực được cấu tạo từ hai phần chính: cửa kính và phụ kiện đi kèm.
- Cửa kính
Cửa kính làm bằng loại thủy tinh chất lượng cao, độ dày gấp 5 – 10 lần cửa kính thông thường, có tính cách âm tốt, chịu lực bền, có khả năng chịu được va đập cao hơn hẳn so với kính thường.
- Phụ kiện cửa thủy lực
Cũng giống như cấu tạo của các loại cửa thông thường, cửa kính thủy lực gồm các phần sau đây:
Bản lề âm sàn: là phần tiếp xúc với mặt sàn và kính, được coi là phần quan trọng nhất trong số các phụ kiện cửa thủy lực. Đây là bộ phận thực hiện chịu trách nhiệm cho cửa đóng mở nhịp nhàng, tốc độ ra vào theo nhu cầu.
Kẹp trên: phần inox gắn với cạnh trên của cửa kính, đảm bảo sự an toàn chắc chắn khi cửa có di chuyển vẫn duy trì lực ổn định.
Kẹp giữa: Tương tự như kẹp trên, kẹp này nằm ở giữa chiều cao của cửa, có trách nhiệm liên kết giữa các tấm kính với nhau.
Kẹp dưới: Liên kết với bản lề âm sàn, ép cửa thủy lực chạy theo một chu trình cố định.
Khóa sàn: Nhằm đảm bảo sự an tòa cho căn nhà, cố định chốt không cho cửa đóng mở.
Tay nắm: Đây là phần dường như không thể thiếu, tuy không ảnh hưởng trực tiếp đến nguyên lý hoạt động của cửa kính thủy lực, tuy nhiên đây lại là chi tiết hỗ trợ di chuyển cửa một cách tối ưu.
-
Cách lắp cửa kính thủy lực
Bước 1: Trước hết, cần quan sát vị trí cửa và không gian xung quanh, căn chỉnh và dự toán các trường hợp nếu không may bị va chạm.
Bước 2: Khu vực thi công cần được dọn dẹp sạch sẽ, gọn gàng, tránh trường hợp bị gồ ghề làm quá trình lắp cửa gặp trục trặc.
Bước 3: Kiểm tra cửa và các chi tiết cửa kính thủy lực xem tất cả đã hoàn chỉnh, đúng quy cách hay chưa trước khi đưa vào lắp đặt.
Bước 4: Dùng thước đo lấy mép chôn bản lề, sau đó lấy khoan bê tông lỗ phi 10 để lắp vít.
Trong suốt quá trình lắp đặt, cần chú ý đến độ bằng phẳng và chắc chắn của kẹp, chú ý bắt vít liên kết cửa và và tường, siết chặt các mối ốc vít. Luôn nhớ tuân thủ quy tắc an toàn của nhà sản xuất, để đảm bảo độ bền về lâu về dài.
Bước 5: Kiểm tra độ vuông góc của cửa, xem có kẽ hở chênh lệch nào giữa mặt sàn và góc tường hay không, điều này cực kỳ quan trọng bởi nó ảnh hưởng đến sự hoạt động của cửa ngay sau đó.
Bước 6: Sau khi lắp đặt khớp cửa vào tường, người thi công sẽ bơm keo bọt nở vào các kẽ cửa, chờ khi khố thì cắt bỏ phần bavia thừa, đồng thời là silicon thừa.
Mọi thứ như vậy đã hoàn thành, như vậy là có thể sử dụng cửa bình thường được rồi.
-
Cách tháo cửa kính thủy lực
Vì một vài nguyên nhân, có thể là do một thời gian dài sử dụng, đã đến lúc cần phải tháo cửa kính thủy lực để sửa chữa.
Cách trừ kính cửa thủy lực không quá khó, quan trọng là sự khéo léo, cẩn trọng trong thao tác, gồm các bước như sau:
Bước 1: Tháo các phụ kiện trên cửa: kẹp trên, kẹp giữa và kẹp dưới, đặc biệt là các mối ốc vít cố định.
Bước 2: Từ từ tháo cửa kính.
Bước 3: Từ từ hạ kính xuống một cách nhẹ nhàng, nên để hai đầu tấm cửa kính thủy lực đặt lên vải hoặc xốp mềm, không trầy trượt gây xước xát hay đổ vỡ.
Bước 4: Tháo các phụ kiện còn lại nếu cần.
Trên đây là những bước cơ bản mà cực kỳ hiệu quả về cách lắp cửa kính thủy lực. Mặc dù không quá khó, tuy nhiên việc tháo lắp cần độ tỉ mỉ, chính xác và cẩn thận. Nếu không thể tự mình thao tác, bạn nên tìm đến những đơn vị uy tín, có kinh nghiệm lâu năm để xử lý nhé!
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Ưu điểm vượt bậc của cửa nhôm kính
Ưu điểm cầu thang kính trong thiết kế nội thất
cửa kính cường lực 2 cánh tại Tạ Quang Bửu Quận 8
Cửa kính cường lực 2 cánh tại lý thường kiệt Hoocmon
Cửa kính cường lực 2 cánh tại Nhơn Trạch Đồng Nai
Ưu điểm khi sử dụng kính màu ốp bếp
Thi Công Vách nhôm kính Tại Bình Thạnh
Phòng Tắm Kính Cường Lực Mạ Vàng Tại Lake view Q9